Black Swan (2010) 

Ảnh 001.jpeg
Ảnh: Phoenix Pictures 

Phân đoạn cao trào của The substance là khi quái nhân Elisasue ra đời và chìm trong ảo tưởng được khen ngợi, với hình ảnh gợi nhớ Nina trong Black swan đang nhìn về ánh sáng, tự hào về sự hoàn hảo của mình. Phân cảnh Elisabeth và Sue đối đầu cũng tương tự khi Sue đập mặt Elisabeth vào gương, gợi cảnh Nina đâm bản sao bằng mảnh gương vỡ. Cả 2 phim đều dùng gương và ánh sáng để thể hiện sự biến đổi, thăng hoa của nhân vật chính.

The Shining (1980)

Ảnh 002.png

Ảnh: Warner Bros.  

Tấm thảm của khách sạn Overlook trong The shining là hình ảnh mang tính biểu tượng, được tham chiếu nhiều trong điện ảnh và The substance cũng không ngoại lệ. The shining dùng họa tiết lục giác tạo cảm giác bất an, còn The substance chọn hình chữ nhật chia đôi, gợi tính 2 mặt của phim. Cả hai đều có màu sắc giống nhau, với dải đèn và bức tường cuối hành lang tạo cảm giác ngột ngạt. Cảnh hành lang "tưới máu" cuối phim cũng là chi tiết mà The substance học hỏi từ The shining.

Videodrome (1983) 

Ảnh 003.jpeg
Universal Pictures

Khi Sue giới thiệu tên mình trước camera và thay thế Elisabeth, câu “Tôi là Sue” lặp lại trên nhiều màn hình TV analog, tạo nên hình ảnh ấn tượng lấy cảm hứng từ Videodrome. Hình ảnh đôi môi gắn kết danh tính của Elisabeth/Sue với truyền hình, phản ánh chủ đề sức hút công nghệ, truyền thông và tự hủy hoại chính mình mà Videodrome truyền tải. 

The Elephant Man (1980) 

Ảnh 004.jpeg
Ảnh: Paramount Pictures 

Quái nhân Elisasue gợi nhớ hình ảnh biểu tượng của John Merrick trong The elephant man. Đạo diễn The substance từng chia sẻ cách hình ảnh và câu chuyện của Merrick, phản ánh sự tàn khốc của xã hội đối với người khác biệt, đã ảnh hưởng đến cô.

Cảnh Elisasue nhìn mình trong gương với sự tuyệt vọng tương đồng với The eephant man, truyền tải thông điệp mong muốn được chấp nhận. Trong khi Elisabeth từng tự ti, Elisasue lại khao khát được mọi người nhìn thấy. Hình ảnh hoa hồng và tấm thiệp “Họ sẽ yêu mến cô!” xuyên suốt phim thể hiện khát vọng yêu thương và công nhận của nhân vật.

Alien: Covenant (2017) 

Ảnh 005.jpg
Ảnh: 20th Century Studios

The Substance  Alien: Covenant đều chia sẻ chủ đề về quyền tự chủ cơ thể, khả năng sinh sản và sáng tạo, với cao trào là sự ra đời của một dạng sống ký sinh. Cảnh Sue được “sinh ra” từ cột sống của Elisabeth gợi nhớ đến quái vật sinh ra từ lưng chủ thể trong Alien: Covenant.

Cả 2 phim đều khám phá sinh vật ký sinh muốn chiếm đoạt bản thể gốc, phá vỡ bản chất con người để duy trì thứ "ưu việt" hơn. Quá trình sinh nở được thể hiện như một trải nghiệm kinh hoàng, xâm lấn, hút cạn sự sống và “ăn mòn” cơ thể gốc.

The Fly (1986) 

Ảnh 006.jpeg
Ảnh: 20th Century Studios  

Một chi tiết ít người nhận ra trong The Substance là sự tham chiếu đến tác phẩm kinh dị The Fly. Cảnh con ruồi đậu trên cổ Harvey trước cuộc trò chuyện với Elisabeth và sau đó chết đuối trong ly rượu là một lời tri ân tới The Fly. Cả hai bộ phim đều khai thác hậu quả của sự tự phụ, nguy hiểm từ việc lạm dụng khoa học công nghệ, và quá trình biến đổi thể chất lẫn tâm lý của nhân vật.

Carrie (1976) 

Ảnh 007.jpeg
Ảnh: United Artists  

Phân cảnh "đẫm máu" của Elisasue trong hội trường tương đồng với Carrie, khi cả 2 nhân vật nữ chính bị đẩy đến giới hạn cực đoan bởi áp bức xã hội. Máu tượng trưng cho nỗi đau, sự nổi loạn và giải phóng nhân vật khỏi thế giới cô lập họ. Cả hai bộ phim đều phản ánh hậu quả của sự đè nén phụ nữ và cách giải phóng bản thân bằng bạo lực, lên án thái độ thù ghét phụ nữ.

Vertigo (1958) 

Ảnh 008.jpg
Ảnh: Paramount Pictures 

Khi Elisasue chuẩn bị cho buổi diễn đêm giao thừa, cảnh cô mặc lại chiếc váy xanh và trang điểm sử dụng nhạc nền từ Vertigo, tạo sự tương đồng với Judy trong phim. Cả hai đều cố gắng đạt được sự hoàn hảo không thể với tới, với Elisasue tuân theo kỳ vọng xã hội. The Substance châm biếm quá trình này, khi mọi nỗ lực của Elisasue chỉ là để trông như người bình thường, không phải hoàn hảo.

Dorian Gray (2009) 

Ảnh 009.jpg
Ảnh: Momentum Pictures 

The substance  Dorian Gray cùng khám phá hậu quả của chủ nghĩa khoái lạc và sự ham muốn. Nhân vật chính trong cả hai phim theo đuổi sự thỏa mãn cá nhân, dẫn đến suy đồi đạo đức và biến đổi thể chất. Trong The substance, nỗi ám ảnh với vẻ đẹp và sự chấp nhận của Elisabeth dẫn đến sự thay đổi quái dị, phản chiếu sự hư hỏng của Dorian Gray. Cả hai câu chuyện cảnh báo về nguy cơ của sự buông thả và tầm quan trọng của chính trực đạo đức.

King Kong (1976) 

Ành 010.jpeg
Ảnh: Universal Pictures 

Một chi tiết hài hước trong The substance phản ánh sự xem thường và thiếu hiểu biết của nam giới đối với phụ nữ là lời thoại ám chỉ bộ phim King Kong. Khi ông trùm Harvey bàn kế hoạch sa thải Elisabeth, anh ta gọi cô là “mụ già” và mỉa mai: “Khi ấy là từ lúc nào vậy, King Kong à?”. Đây là sự gợi nhớ tinh tế về kỳ thị tuổi tác, khi Harvey nhắc đến vai diễn của Jessica Lange trong King Kong - người từng lên tiếng về vấn đề này trong ngành giải trí. Tuy nhiên, Jessica vẫn có những vai diễn ấn tượng bất chấp tuổi tác, khiến lời mỉa mai của Harvey trở nên nực cười.

The substance hiện đang được đánh giá là bộ phim kinh dị đáng xem nhất 2024, với sự tham gia của Demi Moore và Margaret Qualley. Phim nhận được tràng vỗ tay 13 phút tại LHP Cannes và giải Kịch bản xuất sắc nhất.

Phim đang công chiếu tại các rạp ở Việt Nam.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/10-chi-tiet-phim-truyen-cam-hung-cho-tuyet-tac-kinh-di-the-substance-2341260.html